- Published on
Low-code và No-code là gì?
- Authors
- Name
- Nguyễn Văn Quang
- @_nguyenvanquang
Nền tảng low-code là gì?
Với sự gia tăng của chuyển đổi số và sự dịch chuyển sang làm việc từ xa, nhiều ngành nghề kinh doanh phải thay đổi nhanh chóng để đáp ứng các yêu cầu mới của khách hàng. Và như nhiều người đã làm việc từ xa - working from home, các công ty phải liên tục học hỏi để hỗ trợ người dùng tốt hơn và nhanh chóng phát triển các ứng dụng hỗ trợ họ giữ được năng suất(productive), sự cộng tác(collaborative), và hiệu quả(efficient) trong công việc.
Một trong những cách hỗ trợ nhân viên trong công ty là sử dụng các nền tảng low-code. Thay vì làm các công việc lập trình nặng nhọc, các nền tảng low-code giúp đơn giản hóa quá trình phát triển phần mềm bằng thao tác kéo thả và chỉ dẫn trực quan. Điều này có nghĩa rằng, bất kì nhân viên nào trong công ty, bất kể kinh nghiệm và trình độ, đều có thể xây dựng các ứng dụng phục vụ cho doanh nghiệp từ đó giảm tải cho đội IT.
Không giống với những nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp, những người không chuyên không biết viết code thuần túy, cũng không được đào tạo chuyên sâu về phát triển phần mềm, nhưng họ vẫn có thể xây dựng ứng dụng bằng các nền tảng low-code. Bởi vì low-code đơn giản hóa quá trình xây dựng ứng dụng, giúp người không chuyên môn không cần phải có kỹ năng chuyên sâu về phát triển ứng dụng. Trong khi việc ai cũng có thể tham gia, giúp giải phóng các tài nguyên - nguồn lực của đội IT, từ đó họ có thể tập trung vào các dự án phức tạp hơn.
Những lợi ích mà một nền tảng low-code mang lại
Low-code mang lại hiệu quả và sự thích ứng nhanh cho các hoạt động kinh doanh qua các tiêu chí sau:
Tính hiệu quả: Bạn không không phải chờ đợi các nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp. Với nền tảng low-code, các đội nhóm khác nhau có thể đồng thời phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng và nhanh chóng đưa ra các ứng dụng phục vụ cho công việc. Khi các nhà phát triển làm việc trên low-code, họ sẽ được hưởng lợi từ các tính năng trực quan như kéo thả hoặc các API thân thiện với người dùng. Tính linh hoạt: Với low-code, tất cả mọi người đều có thể tạo ra các ứng dụng linh hoạt để hoàn thành các công việc cụ thể. Tính linh hoạt của nó là rất quan trọng trong việc mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng như mở rộng các ứng dụng để hoàn thành các dự án một cách nhanh chóng. Khả năng đáp ứng: Đôi khi doanh nghiệp phải xoay trục để thích ứng với sự thay đổi như chong chóng của thị trường, và làm thế nào để có thể làm tốt hơn khi có các sáng kiến mới về kỹ thuật số? Với low-code, có thể giúp nhanh chóng đưa ra giải pháp và thay đổi toàn bộ ứng dụng đã có với chi phí thấp. Tính liên tục: Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệp tích cực khi họ tương tác với thương hiệu của bạn. Luôn Online, có nghĩa là cung cấp trải nghiệp có tính nhất quán, liên tục, dễ dàng bằng các templates có sẵn cùng với các chatbots là một cách tuyệt vời để đạt được tiêu chí này. Trong khi nền tảng low-code có thể làm tăng tính chủ động cho nhân viên, những người không có các kĩ năng xây dựng ứng dụng, thì nó cũng cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà phát triển chuyên nghiệp. Nhiều nền tảng low-code có tính mở rộng và cung cấp các tính năng giúp các nhà phát triển tự xây dựng các templates để tái sử dụng, điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn thông minh không chỉ riêng một đối tượng người dùng cụ thể nào.
Cuối cùng, những lợi ích này giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Low-code được phát triển nhắm tới đội nhóm nội bộ trong công ty hoặc doanh nghiệp, vì thế họ có thể tiết kiệm tiền bạc bằng cách tự phát triển thay vì phải đi thuê một đội nhóm phát triển bên ngoài.